Mách Bạn 4 Cách Trị Mụn Cóc Bằng Tỏi Hoàn Toàn Từ Thiên Nhiên

trị mụn cóc bằng tỏi
4.7/5 - (4 bình chọn)

Mụn cóc là một trong những căn bệnh da liễu gây ra tình trạng mất thẩm mỹ trên bề mặt da. Không những vậy, đây còn là nguyên nhân khiến bạn cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu hay đau nhức.

Vậy nên, nếu bạn đang gặp phải tình trạng này, hãy đừng bỏ qua những cách trị mụn cóc bằng tỏi vừa hiệu quả vừa tiết kiệm chi phí ngay sau đây nhé!

trị mụn cóc bằng tỏi

Nguyên Nhân Gây Ra Tình Trạng Mụn Cóc Trên Da

Mụn cóc là một loại bệnh trên da khá phổ biến và rất nhiều người mắc phải. Theo nghiên cứu, căn bệnh này sẽ thường xuất hiện khi bề mặt da bị loại virus HPV xâm nhập.

Cụ thể hơn, loại virus này sẽ có nguy cơ đi sâu vào cơ thể khi trên da có xuất hiện những vết trầy xước, bong tróc.

Từ đó, tạo ra những vết u nhỏ lành tính trên bề mặt da. Tình trạng này được gọi là mụn cóc.

Trên thực tế, mụn cóc đã được biến thể thành rất nhiều những loại hình với những hình dáng, đặc điểm riêng biệt.

Không những vậy, mụn cóc sẽ không chỉ mọc tại một vị trí cố định trên cơ thể. Thay đó, chúng sẽ xuất hiện ở hầu khắp các bộ phận như bàn tay, cánh tay, chân, bụng, lưng,…

Mặc dù, mụn cóc là một dạng u khá lành tính trên da và thường sẽ không phải là những bệnh lý quá nghiêm trọng hay ảnh hưởng quá nhiều đến sức khỏe.

Tuy nhiên, mụn cóc lại là nguyên nhân chính khiến nhiều người cảm thấy khó chịu, mất tự tin. Vì vậy, cách trị mụn cóc dứt điểm là một trong những vấn đề được nhiều người quan tâm.

Vai Trò Của Tỏi Trong Quá Trình Trị Mụn Cóc

Từ lâu, tỏi đã được biết đến là loại nguyên liệu phổ biến và không thể thiếu trong căn bếp của mỗi gia đình.

Không những vậy, loại củ này còn được ứng dụng để trở thành một trong những cách trị mụn cóc bằng phương pháp dân gian cực kỳ hiệu quả.

Theo đó, nhờ vào những thành phần như allicin, sulfur,… tỏi sở hữu chức năng kháng viêm, chống khuẩn cho làn da cực kỳ tốt.

Không những vậy, trong một số nghiên cứu, tỏi còn được phát hiện là sở hữu chức năng gây ức chế hay kìm hãm sự lây lan, phát triển của loại virus HPV cực kỳ tối ưu.

Chính vì lẽ đó, cách trị mụn cóc bằng tỏi ngày càng trở nên phổ biến và được nhiều người tin dùng.

4 Cách Trị Mụn Cóc Bằng Tỏi Đáng Tin Cậy

Như đã đề cập trong phần trước, tỏi có chứa những thành phần được cho là rất hữu ích trong quá trình điều trị và loại bỏ dứt điểm tình trạng mụn cóc trên da.

Không những vậy, tỏi khi được sử dụng độc lập hay khi được kết hợp với các loại nguyên liệu thiên nhiên khác đều có thể mang đến những công dụng như mong đợi.

Cách trị mụn cóc bằng tỏi tươi

Một trong những cách trị mụn cóc bằng tỏi phổ biến và thông dụng nhất chính là sử dụng mặt nạ tỏi tươi.

Bởi lẽ với cách này, những dưỡng chất có trong tỏi tươi sẽ được da hấp thụ một cách trực tiếp và toàn diện. Vậy nên quá trình điều trị mụn cóc cũng có thể mang đến những kết quả tốt hơn.

Không những vậy, phương pháp này thường xuyên được lựa chọn trong số các cách trị mụn cóc bằng tỏi tươi chính là nhờ vào cách thực hiện đơn giản.

Theo đó, bạn sẽ chỉ cần sử dụng những tép tỏi đã được làm sạch và đập dập. Sau đó, đắp trực tiếp lên những nốt mụn cóc trên da trong khoảng từ 4- 5 tiếng.

Lưu ý rằng, trong quá trình đắp, bạn cần nên thường xuyên thay đổi tép tỏi để có được những hiệu quả tốt nhất.

Tips trị mụn cóc bằng sự kết hợp giữa tỏi và mật ong

Chắc hẳn, mật ong sẽ là một trong những nguyên liệu khá quen thuộc trong quá trình làm đẹp và chăm sóc da của nhiều chị em.

Bởi lẽ, trong thành phần cấu tạo của mật ong có chứa rất nhiều những dưỡng chất tốt cho làn da. Vậy nên khi được kết hợp với tỏi, mật ong càng phát huy hết công dụng tối ưu nhất của chúng.

Cụ thể hơn, với cách này, bạn sẽ cần cho một lượng mật ong vừa đủ vào một ít tỏi đã được đập dập. Sau đó, trộn đều hỗn hợp và đắp trực tiếp lên da.

Cũng tương tự như cách trị mụn cóc bằng tỏi tươi. Bạn sẽ cần giữ hỗn hợp trên da từ 3-4 tiếng để có thể nhận thấy kết quả rõ rệt sau khi kết thúc quá trình.

Kết hợp lá tía tô và tỏi để trị mụn cóc

Lá tía tô không chỉ là một loại thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng và có ích cho sức khỏe của con người. Bên cạnh đó, trong lá tía tô có chứa một số những hoạt chất đặc biệt.

Do đó, có thể giúp cơ thể được sát khuẩn, kháng viêm một cách cực kỳ hiệu quả. Vậy nên khi được kết hợp với tỏi, hỗn hợp này có thể được biết đến với công dụng loại bỏ mụn cóc một cách dứt điểm.

Không những vậy, cách thức thực hiện của phương pháp này cũng cực kỳ đơn giản. Bởi lẽ, bạn sẽ chỉ cần làm sạch tỏi cùng lá tía tô.

Sau đó, giã nát và trộn đều vào nhau. Cuối cùng, đắp lên những vị trí cần tẩy mụn cóc. Lưu ý rằng, nên thực hiện thường xuyên từ 3-4 lần mỗi tuần để tình trạng được cải thiện nhanh chóng hơn.

Cách trị mụn cóc bằng tỏi và giấm táo

Với cách trị mụn cóc bằng tỏigiấm táo, những vết mụn cóc trên bề mặt da sẽ bị ức chế virus HPV một cách triệt để.

Do đó, bí quyết này không chỉ giúp giảm thiểu sự phát triển của mụn cóc. Bên cạnh đó, còn giúp cho căn bệnh da liễu này không lây lan sang những vùng da khác trên cơ thể.

Cụ thể hơn, khi tỏi được đập dập kết hợp cùng một lượng giấm táo phù hợp sẽ có thể giúp cho trình trạng mụn cóc được cải thiện một cách đáng kể.

Trên đây là 4 cách trị mụn cóc bằng tỏi khá phổ biến và được nhiều người tin tưởng sử dụng.

Hy vọng rằng đây sẽ là những tips cần thiết để bạn có thể loại bỏ dứt điểm tình trạng mụn cóc trên da. Đồng thời, nhanh chóng có được làn da đẹp, tự nhiên và không có khuyết điểm.

Huỳnh Huy Hoàng
Bs Huỳnh Huy Hoàng Chuyên khoa: Da Liễu Ngôn ngữ: Tiếng Việt, Tiếng Anh Chứng nhận: Trường Y: Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 1980 Bằng cấp chuyên môn: Bằng chuyên khoa Cấp 1, Da Liễu, Đại Học Y Dược, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 2007 Đào tạo nâng cao: Da Liễu, Hygiên Clinic, Elongapo, Philippines, 1987 Kinh nghiệm: Bác sĩ Điều trị Cấp cao, Khoa Da Liễu, Bệnh viện Quân Y 7A, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 1981-1983 Trưởng Khoa Nội, Bệnh viện Da Liễu, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, từ năm 1983 Bác sĩ Điều trị Cấp cao, Khoa Da Liễu, Bệnh Viện FV, từ năm 2007 Lĩnh vực lâm sàng chuyên sâu: Phẫu thuật tạo hình & thẩm mỹ – Dị ứng Miễn dịch – Da liễu Nhi – Bệnh học Da liễu